Thép được chia thành mấy loại

Published

Categories

thep-duoc-chia-thanh-may-loai

Thép được xem là một vật liệu quan trọng không thể thiếu trong ngành công nghiệp xây dựng, thi công, chế tạo và trong đời sống hàng ngày. Thép còn là nguyên liệu đặc trưng cho sự phát triển về khoa học kỹ thuật của các quốc gia, đặc biệt là một quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Vậy thép là gì? Thép được chia thành mấy loại? Cùng Sắt mỹ thuật Minh Phúc tìm hiểu ngay nhé!

Thép là gì?

Thép là hợp kim được cấu thành từ các nguyên tố như sắt, cacbon, … kết hợp với các tạp chất khác như đồng, chì, phốt pho, lưu huỳnh, mangan, niken, crom, lưu huỳnh và phốt pho. Những loại nguyên tố hóa học này sẽ được điều chỉnh linh hoạt để gia tăng hoặc gia giảm độ cứng, độ dẻo, khả năng chống oxy hóa,… của từng loại sắt khác nhau. Vì vậy, trên thế giới ước tính có trên 3000 loại thép hiện đang được sử dụng.

thep-duoc-su-dung-rong-rai-trong-doi-song
Thép được sử dụng rộng rãi trong đời sống

Thép cũng là một loại vật liệu có độ cứng cao bởi hàm lượng cacbon trong cấu tạo của thép dao động từ 0.02-2.14% tùy theo trọng lượng. Tỷ lệ cacbon càng lớn thì thép càng cứng, nhưng lại giòn và dễ gãy.

Thép có tính ứng dụng cực kỳ cao và được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp khác nhau. Đồng thời, nó cũng tượng trưng cho tốc độ phát triển công nghệ của Việt Nam và các nước trên thế giới. Vì vậy, lĩnh vực sản xuất chế tạo sắt thép luôn được nhà nước ta đặc biệt quan tâm và đầu tư.

Việt Nam là nước đang phát triển, ngành công nghiệp chế tạo được trang bị hệ thống cơ sở hạ tầng, thiết bị hiện đại để đảm bảo chất lượng của sản phẩm đầu ra. Hiện đang có nhiều thương hiệu nổi tiếng như Hòa Phát, Việt Đức, Pomina, PVT, Đông Á,… đã và đang nghiên cứu và sản xuất ra nhiều loại thép khác nhau để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

Vậy thép được chia thành mấy loại? Trong thực tế, có nhiều cách dùng để phân loại các loại thép khác nhau như: dựa vào mức độ oxy hóa, thành phần hóa học, tính chất vật lý, mục đích sử dụng,…

Dựa vào mức độ oxy hóa, thép được chia thành mấy loại?

thep-co-do-ben-cao-va-chiu-luc-tot
Thép có độ bền cao và chịu lực tốt

Nếu dựa theo mức độ oxy hóa, thép được chia thành 2 loại: thép sôi và thép lặng.

Thép sôi

Thép sôi là loại có tính mềm dẻo cao, độ cứng thấp, dễ bị oxy hóa và dập nguội. Trong quá trình ép, loại thép này thường hay xuất hiện bọt khí gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm nên các doanh nghiệp không bao giờ sử dụng loại thép này để đúc định hình hay chế tạo.

thep-soi-trong-cong-nghiep-san-xuat
Thép sôi trong công nghiệp sản xuất

Thép lặng

Thép lặng có tính oxy hóa tốt, có tất cả các đặc tính của một hợp kim bình thường như độ cứng, độ bền cao, khó dập nguội và đạt tiêu chuẩn về chất lượng. Tuy nhiên, thép lặng lại không có tính thẩm mỹ cao nên tính ứng dụng trong đời sống hàng ngày cũng rất thấp, và nếu dùng lâu dài thép cũng dễ bị co lõm.

Dựa theo thành phần hóa học, thép được chia thành mấy loại?

Đây là phương pháp phân loại thép phổ biến và được nhiều người sử dụng hiện nay. Có 2 loại là thép không hợp kim và thép hợp kim.

Thép không hợp kim

Thép không hợp kim, hay còn gọi là thép cacbon, được làm từ cacbon nhưng tỷ lệ không vượt quá 1.8%. Ngoài ra trong cấu tạo của loại thép này cũng chứa một số nguyên tố hóa học như: phốt pho, mangan, silic, lưu huỳnh,… giúp tăng độ bền và khả năng chịu tải trọng hiệu quả hơn. Người ta chia thép không hợp kim thành 3 loại như sau:

  • Thép cacbon thấp: thép chỉ chứa một lượng cacbon rất thấp, dưới 0.25% và có độ dẻo dai tốt.
  • Thép cacbon trung bình: có hàm lượng cacbon dao động trong khoảng 0.25-0.6% giúp đảm bảo độ bền và độ cứng tốt. Loại thép này được sử dụng phổ biến trong ngành công nghiệp chế tạo, sản xuất chi tiết máy và có khả năng chịu va đập tốt.
  • Thép cacbon: tỉ lệ cacbon trong cấu tạo chiếm hơn 0.6%, có độ cứng cao nên được dùng trong công nghiệp sản xuất cắt, khuôn dập và các công cụ đo lường,…

Thép hợp kim

thep-hop-kim-co-tinh-tham-my-cao
Thép hợp kim có tính thẩm mỹ cao

Ngoài thành phần sắt và lượng cacbon thường thấy, thép hợp kim có chứa thêm một số thành phần đặc biệt khác như: niken, chì, crom, tungsten, molipden,… Trong quá trình sản xuất thép ở trạng thái lỏng, người ta sẽ cho thêm các thành phần này để tăng khả năng chịu nhiệt, tăng độ cứng và chống mài mòn hiệu quả hơn. Loại thép này có tính ứng dụng cực kỳ cao và được nhiều người lựa chọn sử dụng.

Dựa vào tỷ lệ thành phần các nguyên tố khác mà loại thép này cũng được chia làm 3 loại:

  • Thép hợp kim thấp: tổng tỷ lệ hàm lượng các nguyên tố khác dưới 2.5%. Loại thép này có khả năng uốn dẻo cao và độ cứng thấp.
  • Thép hợp kim trung bình: có hàm lượng các nguyên tố khác dao động trong khoảng 2.5-10%. Loại này có tính ứng dụng cao hơn thép hợp kim thấp vì thép có chất lượng tốt và độ cứng ổn định.
  • Thép hợp kim cao: có tổng hàm lượng các nguyên tố khác trên 10%. Đây cũng là loại thép có độ bền cao, độ cứng tốt và khả năng chống oxy hóa và mài mòn tốt.

Dựa vào mục đích sử dụng, thép được chia thành mấy loại?

Có 2 loại thép được phân theo mục đích sử dụng: thép kết cấu và thép dụng cụ.

Thép kết cấu

Loại thép này có cấu tạo rất chắc chắn, có khả năng chịu lực cho vật liệu phủ cao và có độ bền tốt. Thép kết cấu được sử dụng rộng rãi trong xây dựng hay cơ khí chế tạo máy. Việc sản xuất thép kết cấu đòi hỏi máy móc hiện đại và nguyên liệu ít tạp chất.

khuon-dap-thep-trong-nha-may
Khuôn dập thép trong nhà máy

Thép dụng cụ

Sản phẩm thép này xuất hiện rất nhiều trong đời sống hàng ngày của chúng ta như: dao, kéo, khuôn dập, dụng cụ đo lường,… có độ cứng cao và khả năng chống oxy hóa cao.

Dựa vào chất lượng, thép được chia thành mấy loại?

Hiện nay, có nhiều quốc gia dựa vào chất lượng của thép để thực hiện phân loại. Tùy theo mức độ mà chúng được chia làm 3 loại:

Thép chất lượng tốt

Loại thép này được sử dụng rộng rãi trong thực tế và thường có giá thành cao hơn so với các dòng sản phẩm cùng loại. Hàm lượng các nguyên tố trong thép chất lượng gồm có 0.035% lưu huỳnh và 0.035% phốt pho. Thép này được luyện trong lò martin và điện hồ quang.

Thép chất lượng cao

lo-ho-quang-dien-de-luyen-thep
Lò hồ quang điện để luyện thép

Loại thép này chỉ có khoảng 0.025% hàm lượng phốt pho và lưu huỳnh và được luyện trong lò hồ điện quang để tạo ra hỗn hợp đặc biệt trước khi thực hiện tạo hình.

Thép chất lượng cao đặc biệt

Không giống với các loại thép khác, thép chất lượng cao đặc biệt chỉ có 0.015% lưu huỳnh và 0.025% phốt pho. Loại thép này được luyện trực tiếp trong hồ điện quang và tinh luyện bằng cách đúc chân không. Do đó, sản phẩm thường có chất lượng vượt trội, cực kỳ bền và khắc phục được hầu hết các khuyết điểm của các sản phẩm cùng loại.

Ứng dụng của thép trong đời sống thực tế ngày nay

Trong xây dựng

  • Là nguyên vật liệu để xây dựng các công trình.
  • Giúp tạo ra bê tông cốt thép để ngôi nhà thêm bền vững và kiên cố.
  • Được sử dụng để làm cầu đường, nâng cấp hệ thống giao thông vận tải, hệ thống điện, đèn đường,…
thep-duoc-su-dung-lam-mai-vom-cho-san-van-dong
Thép được sử dụng làm mái vòm cho sân vận động

Trong công nghiệp

Thép được sử dụng phổ biến trong ngành công nghiệp sản xuất, chế tạo và công nghiệp đóng tàu. Trong công nghiệp đóng tàu, thép được dát mỏng để làm vỏ tàu thuyền giúp tăng chất lượng, tuổi thọ và giúp thuyền tăng khả năng chịu lực tốt, tránh bị nước biển mài mòn,…

Trong đời sống hàng ngày

Các sản phẩm làm bằng thép có mặt ở khắp mọi nơi xung quanh chúng ta. Có thể kể đến như dao, kéo, lan can, hàng rào, bàn, tủ,…

Nên mua thép chất lượng ở đâu trên thị trường?

Bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn biết thép được chia thành mấy loại. Nói đến thép thì hiện nay trên thị trường có rất nhiều hãng uy tín để bạn yên tâm chọn lựa. Sắt mỹ thuật Minh Phúc cũng là một đơn vị uy tín chất lượng hàng đầu để bạn tham khảo thêm khi lựa chọn mua các sản phẩm về thép. Chúng tôi luôn đảm bảo chỉ cung cấp sản phẩm chất lượng vượt trội với giá cả hợp lý cho khách hàng. Quý khách có nhu cầu mua và luyện thép vui lòng gọi số hotline 0938005767 – 0973134567 để được báo giá ngay!

Recent updates

Our Latest News

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *